---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tuyền Châu Khai Nguyên Tự
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 泉 州 開 元 寺. Phố Tây, thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến,Trung Quốc, là một trong bốn đại thiền lâm Phúc Kiến. Xây dựng vào niên hiệu Thùy Củng thứ 2 (686) đời Đường, ban đầu tên “Liên Hoa Tự”. Niên hiệu Trường Thọ thứ 1 (692) đổi tên “Hưng Giáo Tự”. Niên hiệu Thần Long thứ 1 (705) lại đổi tên “Long Hưng Tự”. Niên hiệu Khai Nguyên thứ 26 (738) ban tên “Khai Nguyên Tự”. Thời Ngũ Đại, Lưỡng Tống là thời kỳ cực thịnh, xung quanh có chi viện 120 sở, tăng chúng hơn ngàn người. Tống Chu Hi có cặp đối liễn: “Thử địa cổ xưng Phật quốc, mãn nhai giai thị thánh nhân. “ (Đất này xưa xưng nước Phật, đầy đường đều là thánh nhân). Niên hiệu Chí Nguyên thứ 22 (1285) đời Nguyên, hợp lại thành một chùa ban tên là “Đại Khai Nguyên Vạn Thọ Thiền Tự”, nhưng vẫn gọi là “Khai Nguyên Tự”. Cuối đời Nguyên bị chiến tranh phá hủy. Niên hiệu Hồng Vũ thứ 22 (1389) đời Minh xây dựng lại. Cuối đời Minh, Trịnh Chi Long có xây cất thêm. Toàn chùa hiện chiếm diện tích hơn 50 ha. Mặt chính, mặt tây bên ngoài chùa có lan can đá cẩm thạch bao bọc. Trong chùa trên tuyến trục giữa điện vũ liền nhau. Sơn môn Thiên vương điện hai bên đều có tượng Thiên vương ngồi. Phía sau có Đại thạch đình, gọi là “Bái đình”. Trong đình có các loại hình như tấm đá khắc kinh, tháp đá nhỏ, lò đốt hương. Còn có vài cây cổ dung cành nhánh đan xen rậm rạp che kín mặt trời. Đại hùng bảo điện ở phía sau thạch đình, toàn điện dùng cả trăm cây cột trụ, còn gọi “Bách trụ điện”. Điện làm theo kiểu mái chồng đỉnh yết sơn, cao 20m, mặt rộng 9 gian, sâu 6 gian, diện tích hơn 1000㎡, cao lớn hùng vĩ. Trong điện hình thức trụ đá đa dạng, kết cấu xà kép tinh xảo lạ thường. Trong đấu củng có khắc 24 tượng “kỷ nhạc phi thiên”. Năm pho tượng Đại Phật ở tiền điện cùng với 18 tượng La hán ở hậu điện, thần thái sinh động, nghệ thuật siêu phàm. Trước Đại hùng bảo điện là một nguyệt đài, ba mặt đông nam bắc của đài trên thắt lưng có 72 khối đá xanh khắc nổi mặt người thân sư tử. Đây là do Tùng Khuynh Di vận chuyển từ chùa bên ấn Độ về Tuyền Châu bằng đường biển, là một vật quý hiếm của chùa Khai Nguyên. Sau đại điện có “Cam lộ giới đàn”, đàn chia làm 5 bậc, bên trong thờ tượng Phật Lô Xá Na, Phật Thích Ca, Phật A Di Đà khắc bằng gỗ vào đời Minh. Bốn bên Phật tượng có Bồ tát đứng hầu, Kim Cang hộ vệ. Hai viện đông tây còn có các chùa nhỏ trực thuộc như Chuẩn Đề Thiền Lâm, Thủy Lục Thiền Tự. Trong chùa còn có Công Đức Đường thờ phụng tượng đắp Thiền Sư Khuông Hộ người sáng lập chùa Khai Nguyên và Thiền Sư Đàn Bác từng trụ tích chùa này vào đời Đường.
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – Uổng Công Thôi Hỏi Sắc Cùng Không     Các Nhà Tiên Tri     Đại Tướng Mao Và Con Rùa     Ưu Tư Về Việc Đeo Tượng Phật     Con Ba Ba Chữa Lành Bệnh Hiểm     Bóng Gió     Bản Chất Của Cúng Dường Là Tùy Tâm Và Tịnh Tâm     Hòa Thượng Thích Hoằng Đức (1888-1992)     Một Vài Sẻ Chia Về Kinh Nghiệm Thực Tập Ăn Chay     Hoa Sen Có Ý Nghĩa Gì Trong Phật Giáo     




















































Pháp Ngữ
Đừng khinh trong túi đất dơ không có ngọc,
Chớ cho trong bể nước mặn không có vàng


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,784,574